Những năm gần đây các gã khổng lồ thương mại điển tử như Amazon, Alibaba, Lazada...đang ồ ạt kéo vào thị trường Việt Nam. Mặc dù chi phí đầu tư lớn nhưng lại bị thua lỗ nặng, có thể sẽ cần từ 5 đến 10 năm mới bắt đầu thu lãi được tại đây.
Trong những năm gần đây khi nhìn thấy tiềm năng lâu dài trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, các nhà bán trên thế giới như Amazon, Alibaba và Shopee đã ồ ạt kéo nhau vào thị trường điện tử thương mại tại đây.
Một trong những động thái gần đây nhất là "gã khổng lồ" Amazon thông báo sẽ tham gia vào Việt Nam, bằng việc mở rộng nền tảng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Công ty dự kiến sẽ kí hợp đồng với Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam vào ngày 14/3 tới tại Hà Nội.
Thương vụ này đã được thảo luận trong cuộc họp cuối năm ngoái giữa Hiệp hội và Amazon - thương hiệu đang có giá trị nhất thế giới hiện nay với vốn hóa 150 tỷ USD (Theo xếp hạng Thương hiệu tài chính toàn cầu).
Trong Diễn đàn doanh nghiệp trực tuyến Việt nam, công ty đã trình bày chiến lược phát triển cũng như cùng thảo luận các xu hướng mua sắm trực tuyến, quản lý thuế và các công nghệ mới. Diễn đàn đã diễn ra tại hà Nội và ngày 16/3 này sẽ tiếp tục tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Các nhà bán lẻ trực tuyến nước ngoài đang kéo vào thị trường Việt Nam
Đầu năm nay công ty thương mại trực tuyến lớn thứ 2 Trung Quốc là JD.com Inc đã công bố kế hoạch đầu tư vào Tiki - Một trong những nhà bán lẻ trực tuyến phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. Dự định của công ty sẽ là hậu thuẫn và giúp đỡ Tiki cùng phát triển, thậm chí JD.com đã trở thành nhà đồng tài trợ chính với Công ty truyền thông xã hội việt Nam VNG Corp.
Tuy không tiết lộ quy mô của thỏa thuận nhưng JD.com sẽ trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của Tiki cùng với VNG.
Năm 2017, Alibaba chính thức gia nhập vào Việt Nam, thu hút hàng chục doanh nghiệp chỉ trong vòng 6 tháng. Tháng 6 năm ngoái, gã khổng lồ này thậm chí đã chi 1 tỷ USD để nâng cổ phần của mình tại Lazada từ 51% lên 83%. Lazada không chỉ là nhà bán lẻ trực tuyến của Đông Nam Á mà hiện đang giữ vị trí số 1 tại Việt Nam - chiếm 30% trên tổng doanh thu.
Theo Nikkei Asian Review, hơn 90% các khoản đầu tư vào nền thương mại điện tử của Việt Nam chủ yếu bắt nguồn từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan trong năm 2017. Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú nhận định rằng chính xu hướng này đã cải thiện các dịch vụ internet cũng như tăng thanh toán qua điện thoại tại Việt Nam.
Doanh số bán hàng trực tuyến tại Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm gần đây, hiện chiếm 3,39% thị phần bán lẻ toàn quốc. Tổng thị trường bán lẻ tăng 10,9% tương đương 173,27 tỷ USD trong năm ngoái. Theo ước tính, khoảng 30% dân số sẽ mua hàng hoá và dịch vụ qua mạng Internet vào năm 2020, với mỗi người mua hàng chi tiêu trung bình 350 USD mỗi năm.
Chi phí đầu tư lớn cản trở lợi nhuận
Mặc dù có tiềm năng lớn ở Việt Nam, các công ty thương mại điện tử vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn về tổn thất.
Năm 2017 Tập đoàn VNG Corp VNG ghi nhận theo tỷ lệ sở hữu (38%) đã bị lỗ 125,3 tỷ đồng tương đương với hơn 5,3 triệu USD khi đầu tư vào Tiki. Một số công ty thương mại điện tử địa phương khác như Lingo.vn, Deca.vn và Beyeu.com đã bị buộc phải đóng cửa do mất mát kéo dài.
Chính chi phí hậu cần lớn (chiếm 60-70% doanh thu bán lẻ trực tuyến) là nguyên nhân gây thiệt hại. Bởi đơn thuần các công ty thương mại điện tử lớn cũng phải cần kho chứa hàng ngàn mét vuông với hàng trăm nhân viên làm tại đó.
Thế nhưng bất chấp thua lỗ các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đổ dồn về thị trường TMĐT Việt Nam là bởi mục tiêu hiện tại của các doanh nghiệp là thu hút khách để mở rộng tầm ảnh hưởng ra ngoài nước. Chuyên gia về thương mại cho biết: "Thông thường một công ty phải chấp nhận chịu lỗ từ 5 đến 7 năm đầu. Đây không phải là lúc kiếm lời mà là thời điểm để tăng thị phần".
Đồng ý với ý kiến này, ông Nguyễn Mạnh Dũng - người đứng đầu Văn phòng Việt Nam và Thái Lan thuộc CyberAgent Ventures, cho biết TMĐT đòi hỏi đầu tư dài hạn, và các nhà đầu tư có thể bắt đầu kiếm lợi nhuận sau 5-10 năm hoạt động.
Ngay cả Amazon cũng chỉ có thể thu lãi ở một số thị trường khác trên thế giới sau 10 năm đầu tư.